Mục lục
Giới thiệu
Dạo gần đây các nhà biên kịch, sáng tạo video vướng phải vô số rắc rối về vấn đề bản quyền khi mà các video của họ tạo ra hết sức công khu lại vướng phải một số lỗi nhỏ như là sử dụng đoạn nhạc, âm thanh có đăng ký bản quyền. Ngoài ra nếu video có sử dụng, trích dẫn một đoạn thơ, lời bài hát hoặc một đoạn nhỏ video từ đơn vị khác đã đăng ký bản quyền thì video của bạn có khả năng bị đánh bản quyền rất lớn.
Hậu quả việc video vi phạm bản quyền
Những năm gần đây, Việt Nam và các nền tảng lớn làm việc với các nhà sáng tạo như Google, Youtube, Facebook đã chú trọng nâng cao ý thức của mọi người dân về vấn về tác quyền nhầm đảm bảo quyền lợi cho những nhà sáng tạo. Lỗi vi phạm bản quyền hiện đang bị xử lý rất nặng, đơn cử như MV parody Duyên mình lỡ của Huỳnh Lập vừa xuất hiện đã biến mất vì dính bản quyền với Hồng Ân Entertainment (đơn vị được một số tác giả ủy quyền giám sát, truy thu bản quyền trên internet) và nhạc sĩ Tú Dưa (tác giả ca khúc).
Trường hợp khác, MV Gánh mẹ của Lý Hải Production cũng bị YouTube gỡ bỏ khi tác phẩm Gánh mẹ (phần lời thơ) đang vướng tranh chấp bản quyền và tác giả thơ đang khiếu nại đòi 4 tỉ đồng tiền tác quyền.
Nếu đang là chủ của một kênh Youtube, đăng tải hàng ngàn video mang lợi nguồn thu nhập đều đặn hằng tháng mà vô tình có một số video nào đó bị dính bản quyền thì Youtube sẽ tiến hành yêu cầu các bạn chỉnh sửa hoặc xóa video vi phạm, ngoài ra các kênh của các bạn sẽ bị dính một gậy bản quyền từ Youtube. Nếu đủ 3 gậy thì Youtube sẽ tắt toàn bộ quảng cáo trên các video của kênh bạn, khóa tài khoản nhận tiền quản lý, các khoản tiền đang nằm trong tài khoản sẽ bị đóng băng vĩnh viễn.
Những trường hợp có thể bị dính bản quyền
Có vô vàn lý do khiến video của bạn có thể vi phạm bản quyền
Livestream sử dụng nhạc, hình ảnh có bản quyền
Video của bạn livestream tất nhiên sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn. Tuy nhiên, nếu trong phần livestream (bán hàng, game…) có vô tình xuất hiện hình ảnh, âm thanh hoặc nội dung nào đã được đăng ký bảo hộ bản quyền thì video livestream của bạn đã bị dính bản quyền,
Ví dụ: trong phần livestream của bạn vô tình xuất hiện âm thanh một ca khúc đã bật bản quyền (âm thanh từ TV, âm thanh từ máy nghe nhạc, nhạc nền…), video livestream của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách bản quyền của video đó áp dụng lên video của.
Sử dụng hiệu ứng âm thanh có bản quyền
Hiệu ứng âm thanh là một phần không thể thiếu trong các video về phim ảnh, game show truyền hình, clip hài, video game highlights giúp các video kích thích được sự hưng phấn của khán giả. Có vô vàn các hiệu ứng âm thanh có thể làm video của bạn trở nên nổi bật như hiệu ứng âm thanh của động vật, tiếng mèo, chó hoặc tiếng ếch kêu, tiếng nổ, hay các âm thanh kinh dị. Tuy nhiên nếu các bạn sử dụng các hiệu ứng âm thanh có bản quyền thì khả năng cao là video sẽ không yên ổn khi đăng lên Youtube, Facebook.
Video hiện cover/parody/reaction
Chúng ta hoàn toàn đồng ý rằng các video với hình thức cover/parody/reaction là sáng tạo. Tuy nhiên, chủ sở hữu bản quyền của ca khúc/nội dung gốc mà bạn đang sử dụng có thể báo cáo bản quyền đối với video của bạn nếu như họ muốn. Thế nên hãy xin phép trước khi thực hiện các video kiểu như thế này nhé.
Video phối lại nhạc, không sử dụng beat gốc
Xin thưa với các bạn rằng việc tự ý sử dụng các ca khúc không thuộc quyền sở hữu của bạn để thực hiện video lyrics, karaoke, remix và không xin phép từ phía chủ sở hữu bản quyền thì đã là vi phạm bản quyền.
Cách tránh vi phạm bản quyền
Từ những khả năng có thể khiến video của bạn dính bản quyền thì chúng ta sẽ có những cách xử lý tương ứng.
Nếu bạn làm các video livestream bán hàng thì nên tránh sự xuất hiện của các hình ảnh, âm thanh đã được đăng ký bản quyền. Hoặc sử dụng các hình ảnh, video thuộc dạng public domain đây là các tác phẩm âm nhạc, video sau 50-70 năm khi tác giả chết sẽ không còn bản quyền nữa, tài sản này thuộc sở hữu của nhân loại.
Nếu muốn sử dụng các bản nhạc, hiệu ứng âm thanh có bản quyền thì các bạn có thể mua license dùng cho mục đích thương mại hoặc tải từ các nguồn hiệu ứng âm thanh, nhạc miễn phí, cho phép mọi người được sử dụng với mục đích thương mại.
Có một số trang chia sẽ hiệu ứng âm thanh miễn phí, hoặc các trang nhạc chất lượng mà các chúng ta có thể lấy được nhạc có license để dùng cho mục đích thương mại đó là:
- https://tiengdong.com: chia sẽ rất nhiều các hiệu ứng âm thanh miễn phí, không bị dính bản quyền.
- http://www.audiomicro.com: là trang bán nhạc với giá 10$ đến vài chục $ một bài hát bất kể độ dài từ vài giây đến 20 phút. Có rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau để chúng ta có thể sử dụng cho các video.
- https://player.epidemicsound.com: đây cũng là một trong những kho nhạc lớn mà chúng ta có thể mua và sử dụng.
Ngoài ra các bạn có thể sử dụng nhạc từ các trang này miễn phí bằng cách tham gia chương trình đối tác kiếm tiền thông qua các Network như Yeah 1, Full Screen, Freedom, Adrev. Hiện tại để Join vào các Network Yeah 1, Full Screen, Freedom thì điều kiện họ yêu cầu rất cao để join vào và mất khá nhiều thời gian. Network Adrev là một giải pháp dễ dàng, điều kiện nhẹ nhàng hơn mấy thằng kia nhưng % chia cho Network này là 45% còn lại mình hưởng.
Ngoài ra chúng ta có thể dùng các biến thể bài hát theo giấy phép CC by. Các bạn có thể lấy một số bài từ trang: https://soundcloud.com/ bằng cách tìm kiếm một Keyword bất kỳ sau đó chọn Track -> ở phần Filer chọn To Listen To -> có 2 mục mà ta có thể lấy được nhạc đó là ở phần To Modify Commercialy (dùng với mục đích thương mại nhưng phải chỉnh sửa) còn phần To Use Commercialy các bạn có thể lấy được.
Hoặc cũng có thể tìm kiếm theo cách : Keyword + Mashup để tìm được các bài nhạc cho phép sử dụng
Tóm lược
Hy vọng qua những chia sẽ trên thì có bạn có thể trang bị cho mình thêm những kiến thức cơ bản trong vấn đề bản quyền. Đặc biệt là các nhà biên tập, sáng tạo video cần lưu ý các vấn đề này để tránh việc vi phạm bản quyền trên nhũng tác phẩm do chính tay các bạn sáng tạo ra. Ngoài ra có một số cách tránh vi phạm bản quyền mà mình đề cập ở trên các bạn có thể áp dụng.