Mệnh đề break trong java với ví dụ cụ thể

Mệnh đề break đã được mình nhắc tới khá nhiều trong loạt bài về vòng lặp, điều kiện. Vậy chúng ta cùng xem break được sử dụng trong những tình huống nào nhé.

  1. Sử dụng break để thoát ra khỏi vòng lặp. Trong vòng lặp khi gặp phải lệnh break chương trình sẽ thoát ra khỏi vòng lặp và thực thi những đoạn code tiếp theo. Break trong vòng lặp thường dược dùng với if để ngưng vòng lặp với một điều kiện cụ thể.
  2. Sử dụng trong mệnh đề switch case. Như chúng ta đã học ở những bài trước, để đảm bảo mệnh đề switch case chỉ thực hiện đúng điều kiện mà chúng ta mong muốn chúng ta cùng dùng đến break.

Cú pháp mệnh đề break

break;

Break sử dụng với vòng lặp for

public class Main {

    public static void main(String[] args) {

        for(int i = 1; i <= 10; i++) {
            if(i == 3) {
                break;
            }
            System.out.println(i);
        }

    }
}

Output: 

1

2

Chúng ta thấy khi biến i tăng lên 3 thì điều kiện if thoả mãn. Chương trình thực hiện lệnh break và thoát ra khỏi vòng lặp.

Break sử dụng với vòng lặp while

public class Main {

    public static void main(String[] args) {

        int i = 1;
        while (i <= 10) {
            if (i == 3) {
                break;
            }
            System.out.println(i);
            i++;
        }
    }
}

Output:

1

2

Break sử dụng với vòng lặp do – while

public class Main {

    public static void main(String[] args) {

        int i = 1;
        do {
            if (i == 3) {
                break;
            }
            System.out.println(i);
            i++;
        } while (i <= 10);
    }
}

Break sử dụng với switch case

public class Main {

    public static void main(String[] args) {
        int my_case = 2;

        switch (my_case) {
            case 1:
                System.out.println("case 1");
                break;
            case 2:
                System.out.println("case 2");
                break;
            case 3:
                System.out.println("Case 3");
                break;
            default:
                System.out.println("case default");
        }
    }
}

Output: case 2

Biến i được khởi tạo bằng 2. Nếu không có lệnh break thì output của chúng ta sẽ là case 2 case 3 case default vì cơ chế của switch case khi tìm được đúng điều kiện thì sẽ thực hiện những case đi sau nó. Chúng ta có break nên đã ngăn chặn được trường hợp đó rồi nhé.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x